Do địa hình thấp nên các loại cây ăn quả ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được trồng trên liếp hoặc mô đất cao. Qua nhiều năm kinh nghiệm, hằng năm nhà vườn thường đắp lên vườn một lớp bùn được vét ngay dưới mương liếp. Việc làm trên có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Nên nhà vườn cần hiểu rõ để áp dụng kinh nghiệm trên hiệu quả.

dap-bun-cho-vuon-cây-vinasa

Đắp bùn cho vườn cây: Tích cực & tiêu cực

✅ Mặt tích cực:

Lớp bùn mỏng phía trên chứa nhiều dinh dưỡng, giàu mùn. Nên rất tốt trong việc kích thích hệ rễ của cây phát triển nhanh. Mặt khác việc bồi đắp hàng năm cũng dần tôn cao được mặt bằng vườn cây, chống ngập có hiệu quả.

❌ Mặt tiêu cực:

Khi đào mương lên liếp thời kỳ xây dựng cơ bản ban đầu, tầng đất mặt phía trên đã được lấy đắp liếp. Do đó, tầng đất phía dưới sẽ chứa nhiều phèn ở dạng tiềm tàng. Nếu lớp đấy này được đưa lên mặt liếp tiếp xúc với oxy không khí sẽ trở thành phèn, có nhiêu ion sắt và nhôm gây hại cho cây.

Mặt khác, lớp bùn cũng chứa nhiều xác bã hữu cơ chưa phân hủy hết. Có thể sản sinh ra nhiều khí H2S, gián tiếp làm chua đất.

Phương pháp đắp bùn

Hiện có 2 phương pháp đắp bùn ao cho vườn cây ăn trái. Đắp thủ công và đắp bùn bằng máy, mỗi phương pháp này đều có ưu nhược điểm riêng.

Đắp bùn thủ công:

Cần nhiều lao động nên khó làm được diện tích rộng trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, cách làm thủ công ưu việt ở chỗ do làm bằng tay nên kiểm soát không lấy sâu quá. Hạn chế lấy bùn từ tầng đất sinh phèn. Giữa các khối đất thường có độ rỗng nên có nhiều không khí, không gây nên trạng thái yếm khi gây độc cho rễ.

Đắp bùn bằng máy:

Có khả năng làm nhanh trên diện tích rộng trong khoảng thời gian ngắn. Đáp ứng nhanh trong điều kiện vườn khô hạn. Tuy nhiên, để máy hút được bùn thì phải cần nhiều nước, một lượng nước lớn đi kèm bùn được máy pha nhão sẽ bít các rãnh nhỏ. Việc này gây nên tình trạng ngộp cho rễ, do thiếu oxy nên rất dễ làm cho cây bị chết.

Cả sên bùn bằng tay hay bằng máy đều phải tiến hành trong mùa khô cạn, không mưa. Vào dịp khi thu hoạch xong, tỉa cành tạo tán.

Việc sên bùn cũng nên tiến hành ngay sau khi bón phân hữu cơ, vôi, và phân khoáng. Vì như thế sẽ hạn chế được việc thất thoát phân, giúp cây hồi phục nhanh.

Nếu Quý bà con cần hỗ trợ thêm thông tin kỹ thuật hãy liên hệ cho chúng tôi qua Fanpage hoặc hotline 0901.21.25.26.
Vinasa luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn kỹ thuật miễn phí cho bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng.
Xem thêm bài viết kỹ thuật khác TẠI ĐÂY.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận